Sức mua Tết và GDP 2 chữ số

Cập Nhật:2025-01-22 16:40    Lượt Xem:187

789club apk

Sức mua Tết và GDP 2 chữ số - Ảnh 1.

Người dân mua sắm Tết ở siêu thị MMMega Market, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ở đó, già trẻ lớn bé, chủ yếu là các bạn trẻ, xúng xính trong những tà áo dài để cùng nhau chụp những tấm ảnh đẹp nhất đưa lên mạng ngày cuối năm.

Thường trước Tết hai tuần là những ngày bận rộn, vậy mà nhiều người vẫn dành thời gian để đi tìm những bức ảnh đẹp thì có gì đó khang khác trước đây. Ít nhất là có hai cái khang khác.

Cái khang khác thứ nhất đó là trước đây chỉ có trung tâm thương mại, khách sạn mới làm tiểu cảnh đón Tết để thu hút bà con đến mua sắm và chụp hình thì nay tiểu cảnh có ở khắp nơi.

Hơn 100 doanh nghiệp phía Nam bắt tay kích cầu mua sắm TếtChợ phiên cho người nghèo sắm Tết không mất tiềnNhộn nhịp sắm Tết trên chợ mạng

Đến xóm, khu phố cũng làm tiểu cảnh, dù khiêm tốn về quy mô bởi rất nhiều tiểu cảnh này do bà con bỏ tiền túi hay cùng "góp vốn" trang trí cho đẹp nhà, rộn ràng khu phố.

Cái khang khác thứ hai đó là có tiểu cảnh đẹp thì cũng phải tìm được góc ảnh đẹp để đưa lên mạng.

Nhiều bà con đã ưu tiên đi tìm tấm ảnh đẹp hơn là lo mua sắm món ngon của lạ để đón Tết.

Đặc biệt là chẳng mấy ai còn lo giá cả ngày Tết tăng, hay lo hết hàng mà tranh thủ đi mua sớm.

Thật ra, cả hai cái khang khác này đã xuất hiện từ vài năm trước khi cuộc sống ngày càng tốt lên.

Bởi vì cả năm đã ăn ngon; vì hàng hóa đầy kệ, không mua được ở chợ thì vào siêu thị hay chợ trên mạng, không có sản phẩm này thì có sản phẩm khác thay thế. Chưa kể gần đến 30 Tết còn có giảm giá, bán cho hết.

Ngẫm lại, cái khang khác này khác xưa rất nhiều. Khi xưa, cứ Tết là giá cả leo thang ầm ầm, khan hàng.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó có đặt câu hỏi đại ý là người ta Tết thì khuyến mãi, giảm giá còn ta cứ Tết mua sắm nhiều thì lại tăng giá. Và câu hỏi của cố Thủ tướng nay đã được hóa giải.

Tết là giảm giá, là khuyến mãi, là hàng hóa chẳng thiếu gì cả, đến mức lo cái ăn cái mặc ngày Tết không còn là ưu tiên của bà con mình nữa. Bà con đã chuyển sang chơi Tết. Chỉ có điều bà con mình hay nói với nhau rằng năm nay sức mua không sung. Có đúng không?

Theo con số thống kê thì sức mua bán hàng hóa tiêu dùng, thiết yếu vẫn sung, doanh số thương mại bán lẻ trong năm và đương nhiên là tháng Tết cũng sẽ vẫn tăng. Bằng chứng là nhà nhà vẫn đủ đầy thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Có chăng cái sung ở đây chính là mua sắm những thứ cao cấp hơn như hàng điện máy (tivi đời mới và to hơn), xe (ô tô và xe máy), thậm chí là căn hộ hay đất, hoặc sử dụng những dịch vụ sang hơn (du lịch cao cấp...).

Và cái mà bà con căn cứ vào để đánh giá sức mua không sung chính là của ăn của để. Nhìn lương thưởng là biết.

Hơn chục năm trước, kinh tế tăng trưởng cao, lương thưởng "rần rần", nay thì đủ sống, chưa có nhiều của ăn của để. Có tính toán, với một nước như Việt Nam, nếu GDP tăng trưởng dưới 4% là cuộc sống khó khăn, thậm chí thất nghiệp cao hơn.

Nếu tăng trưởng GDP ở mức 6-7% là sống tốt (như năm 2024). Trường hợp GDP tăng trên 8%, rồi 2 chữ số, người dân sẽ có của để dành.

Bởi thế, với mức tăng GDP năm nay trên 7%, dân mình chơi Tết nhưng vẫn chưa hài lòng.

Sang năm mục tiêu tăng trưởng GDP là hơn 8% có thể đời sống sẽ dư dả để sửa sang nhà cửa, mua ô tô, lo cho con cái học tốt hơn.

Và các năm sau đó, nếu tăng trưởng GDP vượt 10%/năm chắc chắn sức mua sẽ khởi sắc. Đón Tết với GDP tăng 2 chữ số chắc chắn sẽ hoành tráng hơn.