Vì sao tranh Đông Dương giá ngất ngưởng?
Cập Nhật:2025-01-21 15:51 Lượt Xem:125
Tranh La famille dans le jardin của họa sĩ Lê Phổ bán với giá hơn 2,3 triệu USD năm 2023 - Ảnh: Sotheby’s Hong Kong
Nhiều thông tin thú vị về mỹ thuật Việt Nam hiện đại thế kỷ 20 được kể trong buổi trò chuyện nghệ thuật Sự hồi sinh của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương do Viện Pháp tại Việt Nam, Aguttes... phối hợp tổ chức ngày 7-1 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam (Mỹ thuật Đông Dương).
Bà Charlotte Aguttes-Reynier, con gái người sáng lập nhà đấu giá Aguttes (Pháp), điều phối các phiên thảo luận với sự tham gia của nhiều hậu duệ các họa sĩ sáng lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, các học trò của trường này và các nhà sưu tập nghệ thuật.
Trong một báo cáo viết năm 1932, ông Tardieu kết luận về các học trò xuất sắc của mình: "Trường phái Hà Nội từ đây sẽ ngang hàng với trường phái Tây Ban Nha hay trường phái Hà Lan". Ông nhắc đến Nam Sơn, Lê Phổ, Lê Văn Đệ.Muốn đào tạo thầy dạy vẽMột thông tin thú vị được chia sẻ là Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được lập để đào tạo những người thầy dạy vẽ mẫu mực chứ không phải các nghệ sĩ lừng lẫy, bất chấp thực tế tranh của các họa sĩ trường này hiện nay đang được đẩy giá cao ngất ngưởng.
Ông Trịnh Lữ - con trai họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc - trong chia sẻ riêng với Tuổi Trẻ nói ngày nay nhiều người tôn vinh hội họa thời Mỹ thuật Đông Dương, coi các sinh viên trường này là các nghệ sĩ lớn, giá tranh được đẩy lên rất cao.
Nhưng thực ra người sáng lập ngôi trường này đã muốn lập một ngôi trường để đào tạo ra những người thầy hội họa tốt cho các trường dạy trang trí, dạy sản xuất hàng mỹ nghệ.
Bởi thời điểm đó sản phẩm thủ công nghiệp của Việt Nam không còn giữ được truyền thống tinh tế mà "học đòi" lai căng theo thẩm mỹ phương Tây.
Thực ra Tardieu đặt nhiệm vụ đào tạo ra các giáo viên mỹ thuật cũng không lạ, bởi theo ông Trịnh Lữ, chẳng ngôi trường nào có thể đào tạo được những tâm hồn nghệ sĩ, chỉ có thể trang bị cho họ kỹ năng, kiến thức... nhờ hành trình làm nghề mà có một số ít người vươn lên thành nghệ sĩ thực thụ.
Ông Ngô Kim Khôi, cháu trai họa sĩ Nam Sơn - người đồng sáng lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng ông Victor Tardieu và bà Charlotte Aguttes-Reynier, cũng đồng tình quan điểm này.
Họ đều dẫn báo cáo của Victor Tardieu gửi Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin năm 1924 về việc giảng dạy mỹ thuật tại Đông Dương và việc thành lập một trường vẽ tổng quát tại Hà Nội để chứng minh.
Trong báo cáo này Tardieu nhận định mặc dù (Pháp quốc) là một dân tộc có tính nghệ thuật cao và tinh tế nhất trên thế giới, nhưng từ khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam đã khiến các sản phẩm nghệ thuật bản địa giảm sút rõ rệt, trở nên lai căng.
Để giải quyết vấn đề này, ông Tardieu thuyết phục Toàn quyền Đông Dương lập một ngôi trường để huấn luyện giáo viên hội họa, đào tạo những họa sĩ có trình độ văn hóa hoàn hảo. Kết quả là năm 1925, Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương lập tại Hà Nội, mở ra một thời kỳ mới của mỹ thuật Việt Nam.
Tuy không đặt mục tiêu đào tạo ra những nghệ sĩ bậc thầy nhưng với chất lượng tốt, tuyển chọn khắt khe (giai đoạn đầu mỗi năm chỉ tuyển 10 sinh viên), trường đã tạo ra những nghệ sĩ thành danh mà sau này chính Victor Tardieu phải tự hào thừa nhận.Một số tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ
Tranh đắt do người Việt giàu lên và gì nữa?Nhà sưu tập Hàn Ngọc Vũ nêu câu chuyện về sự hồi sinh mạnh mẽ của trào lưu mỹ thuật hiện đại Việt Nam phong cách Đông Dương (gọi tắt là tranh Đông Dương).
Theo ông, có lẽ cơn sốt bắt đầu từ những năm 2010, thể hiện qua các giao dịch công khai tăng mạnh mẽ, số lượng nhà sưu tập dòng tranh này cũng đông đảo.
TIN LIÊN QUANLịch sử hào quang của Mỹ thuật Đông DươngDi sản đặc biệt của mỹ thuật Đông DươngKêu cứu cho 3 phù điêu quý còn sót lại của Trường Mỹ thuật Đông DươngÔng cho biết từ năm 2014, trong top 500 nghệ sĩ toàn cầu có giá bán tranh công khai qua đấu giá cao nhất thế giới, bắt đầu xuất hiện họa sĩ Việt Nam đầu tiên, Lê Phổ (ở vị trí 478). Cái tên này liên tiếp tăng hạng.
Đến năm 2023 giá tranh Lê Phổ đứng thứ 98 toàn cầu. Kể từ năm 2018, trong bảng xếp hạng trên xuất hiện thêm một họa sĩ Việt Nam là Mai Trung Thứ.
Năm 2021 có bốn họa sĩ Việt Nam vào danh sách này và tất cả đều thuộc giai đoạn Mỹ thuật Đông Dương.
Ông Hàn Ngọc Vũ lý giải về sự tăng giá mạnh của tranh Đông Dương gần đây. Theo ông, thứ nhất là do sự giàu lên nhanh chóng của người Việt, ngày càng tăng tầng lớp trung lưu trẻ tuổi say mê tìm hiểu, lưu trữ các giá trị văn hóa lịch sử.
Lý do quan trọng là các tác phẩm mỹ thuật Đông Dương thực sự có chất lượng và khác biệt, ngày càng trở nên khan hiếm, "không có lý do gì để không ngưỡng mộ".
Ngoài ra còn những lý do gì nữa khiến tranh Đông Dương lên cơn sốt "điên rồ" gần đây? Giới mỹ thuật nhiều người lâu nay hoài nghi câu chuyện thổi giá của thị trường mà chủ yếu là giữa những nhà sưu tập Việt.