Dành tặng quân dân Trường Sa 3.000 giai phẩm dự Hội báo xuân tỉnh Khánh Hòa
Cập Nhật:2025-01-21 15:47 Lượt Xem:60
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tại Hội báo xuân Ất Tỵ Khánh Hòa năm 2025 - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Chiều 20-1, Hội báo xuân Ất Tỵ Khánh Hòa năm 2025 đã khai mạc tại Thư viện tỉnh Khánh Hòa (số 8 Trần Hưng Đạo, TP Nha Trang).
Ông Đoàn Minh Long - chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa - cho biết có khoảng 3.000 ấn phẩm xuân Ất Tỵ năm 2025 của các cơ quan báo chí trong cả nước được triển lãm tại Hội báo xuân Ất Tỵ Khánh Hòa năm 2025.
Đường hoa ngập tràn sắc xuân ở Bệnh viện Chợ RẫyTheo ông Đoàn Minh Long, khi kết thúc Hội báo xuân Khánh Hòa năm 2025, các cơ quan tổ chức triển lãm sẽ dành tặng gần toàn bộ, khoảng 3.000 giai phẩm xuân Ất Tỵ 2025 của các cơ quan báo chí trong cả nước tham gia Hội báo xuân tỉnh Khánh Hòa cho đồng bào, chiến sĩ, cán bộ ở Trường Sa.
UBND huyện Trường Sa phối hợp với Vùng 4 hải quân sẽ chuyển toàn bộ các ấn phẩm báo chí xuân Ất Tỵ năm 2025 ra các đảo để chuyển trao, phục vụ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Trường Sa.
Triển lãm về chủ quyền biển đảo Việt NamBản đồ của Trung Quốc (Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ) do nhà Thanh vẽ, hoàn thành năm 1904 hoàn toàn không có Hoàng Sa và Trường Sa - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Tại Hội báo xuân Ất Tỵ Khánh Hòa năm 2025 còn trưng bày các tác phẩm ảnh nghệ thuật về quê hương, du lịch Nha Trang - Khánh Hòa và hình ảnh thông tin về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam.
Trong đó có các hình ảnh bản đồ của Trung Quốc hoàn toàn không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là bản đồ do Petroleum News SE Asia, xuất bản tại Hong Kong năm 1979 và bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" của nhà Thanh (Trung Quốc).
Theo bản đồ chính thức của Trung Quốc là "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (tức Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh - Trung Quốc, hoàn thành năm 1904) đã thể hiện một cách đầy đủ, khách quan phạm vi và địa dư của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX.
Theo các nội dung được triển lãm, các bản đồ vừa nêu cũng như tất cả các bản đồ Trung Quốc đến đầu thế kỷ XX do chính Trung Quốc hay phương Tây vẽ đều xác định một cách rõ ràng và chuẩn xác ranh giới phía nam của Trung Quốc chỉ đến cực nam của đảo Hải Nam. Còn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đời đều đã thuộc chủ quyền của Việt Nam.