Lý do Ukraine tấn công trả đũa cơ sở năng lượng Nga khi ông Trump sắp nhậm chức

Cập Nhật:2025-01-21 15:28    Lượt Xem:198

Chú thích ảnh

Tài khoản mạng xã hội X của Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 14/1/2024 cho biết cùng ngày Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tiến hành đòn tấn công lớn nhất vào các cơ sở quân sự của Liên bang Nga sau vào lãnh thổ nước này từ 200 - 1.100km. Ảnh chụp màn hình

Khi Ukraine triển khai một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) quy mô lớn vào sâu trong lãnh thổ Liên bang Nga trong tuần này, phản ứng của Moska diễn ra nhanh chóng và mang tính tàn phá.

Vào rạng sáng 15/1, quân đội Liên bang Nga đã phóng hàng loạt tên lửa và thiết bị bay không người lái nhắm vào cơ sở hạ tầng khí đốt và các địa điểm năng lượng khác ở miền Tây Ukraine, buộc quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này phải áp dụng các biện pháp cắt điện phòng ngừa trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt.

Đây chỉ là lần mới nhất trong danh sách dài các cuộc tấn công của Liên bang Nga nhằm vào lưới năng lượng vốn đã bị tàn phá nghiêm trọng của Ukraine. Nhưng mức độ khốc liệt của các cuộc tấn công cho thấy hành động trước đó của Kiev đã chạm đến điểm yếu của Moskva.

Trong một bài viết trên mạng xã hội X hôm 15/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: “Một cuộc tấn công lớn khác của Liên bang Nga. Đây là giữa mùa đông, và mục tiêu của Liên bang Nga vẫn không thay đổi: cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng ta. Trong số các mục tiêu bị nhắm đến là các cơ sở khí đốt và năng lượng vốn duy trì cuộc sống bình thường cho người dân của chúng ta. Hơn 40 tên lửa đã được phóng trong cuộc tấn công này…”

Trước đó một ngày, Ukraine đã triển khai cuộc tấn công đường không lớn nhất vào lãnh thổ Liên bang Nga kể từ khi xung đột giữa hai nước bắt đầu hồi tháng 2/2022, nhắm mục tiêu vào 12 khu vực khác nhau cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km.

Theo các quan chức địa phương, các cuộc tấn công của Ukraine nhắm vào các cơ sở năng lượng, đã gây ra hỏa hoạn tại nhiều khu công nghiệp. Các bể chứa khí đốt đã bị tấn công ở vùng Tatarstan xa xôi và ít nhất một kho xăng đã bị đốt cháy ở vùng Saratov phía Nam, nơi thống đốc địa phương đã yêu cầu tất cả các trường học tổ chức lớp học trực tuyến.

Moskva cũng cáo buộc Ukraine phá hoại đường ống TurkStream quan trọng chạy từ Liên bang Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, mô tả một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái được cho là nhắm vào thị trấn Gaikodzor bên bờ Biển Đen là “chủ nghĩa khủng bố năng lượng”.

Xem video ngày 13-14/1/2025, kho nhiên liệu hàng không chiến lược Kristall tại Engels, vùng Saratov của Liên bang Nga bị tấn công lần thứ hai trong tuần, làm các bồn chứa nhiên liệu dành cho máy bay ném bom Tu-160 bốc cháy, Nguồn: OSINT/X

Hơn 80 cuộc tấn công

Giới chức Liên bang Nga cho biết, các mảnh vỡ từ thiết bị bay không người lái của Ukraine bị đánh chặn đã gây “hư hại nhẹ” cho một trạm nén khí liên kết với đường ống TurkStream, tuyến đường ống dẫn duy nhất hiện nay vẫn tiếp tục chuyển khí đốt từ Liên bang Nga sang châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ukraine từ chối gia hạn thỏa thuận quá cảnh khí đốt với Moskva từ đầu năm 2025.

Kiev chưa xác nhận cuộc tấn công vào đường ống dài 930 km chạy dưới Biển Đen, cung cấp khí đốt từ Liên bang Nga cho các quốc gia vùng Balkan.

Nếu vụ tấn công thực sự do Ukraine thực hiện, theo ông Huseyn Aliyev, chuyên gia về chiến tranh Ukraine tại Đại học Glasgow, “đây sẽ là cuộc tấn công đầu tiên thuộc loại này của Kiev”.

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Ukraine sử dụng thiết bị bay không người lái để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Trong một báo cáo được BBC Liên bang Nga công bố tuần trước, trong năm 2024, ước tính Kiev đã thực hiện hơn 80 cuộc không kích vào lưới điện của Liên bang Nga.

Chuyên gia về an ninh Liên bang Nga Jeff Hawn tại Trường Kinh tế London cho biết tần suất các vụ đánh bom này đã giảm đáng kể trong nửa cuối năm 2024, chủ yếu do áp lực từ Washington lên Kiev.

“Mỹ đã yêu cầu (Ukraine) giảm bớt vì các cuộc tấn công này gây ra sự biến động trên thị trường năng lượng, và vì (Tổng thống Liên bang Nga) Putin bắt đầu đưa ra những lời đe dọa về việc trả đũa hạt nhân, điều này khiến Mỹ lo lắng”, ông Hawn giải thích.

“Cơ hội cuối cùng”

Áp lực từ Washington không còn kìm hãm Kiev sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với chiến thắng của ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump vào tháng 11 năm ngoái - điều này đã thay đổi đáng kể tính toán của các quan chức ở Kiev.

Chuyên gia Aliyev nói về một “cơ hội cuối cùng” cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden rời Nhà Trắng, có khả năng dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong hỗ trợ của Washington dành cho Kiev.

Theo chuyên gia Hawn, Ukraine hiện tại không còn gì nhiều để mất với việc ông Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Vì vậy,789club win họ có thể thoải mái thực hiện các cuộc tấn công nhắm các mục tiêu này.

Việc Liên bang Nga ngừng hoàn toàn cung cấp khí đốt quá cảnh qua Ukraine vào đầu năm nay cũng là một yếu tố thúc đẩy Kiev tăng cường các cuộc tấn công.

“Ukraine giờ đây có thể nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Liên bang Nga mà không bị trực tiếp gây ra sự sụt giảm về nguồn cung cho châu Âu”, chuyên gia Hawn giải thích.

Chính quyền Ukraine cũng phải đối mặt với áp lực từ chính người dân của mình, những người đòi hỏi sự trả đũa sau nhiều năm bị Liên bang Nga không kích, khiến hàng triệu người phải chịu cảnh giá rét mùa đông mà không có điện hay sưởi ấm.

“Kiev buộc phải hành động vì Liên bang Nga đã nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng, cơ sở hạ tầng điện lực và dân số của họ một cách gần như không kiểm soát được”, ông Hawn nói thêm.

Xem video Lực lượng phòng thủ Ukraine bắn hạ máy bay không người lái trinh sát hiếm gặp Merlin-VR của Liên bang Nga. Nguồn: Lữ đoàn Cơ giới Độc lập số 63 của quân đội Ukraine.

Xe tăng cạn nhiên liệu?

Các cuộc tấn công mới nhất của Ukraine là một phần trong nỗ lực rộng lớn nhằm làm gián đoạn cỗ máy chiến tranh khổng lồ của Liên bang Nga bằng cách nhắm vào cả hoạt động hậu cần và xuất khẩu năng lượng quan trọng của nước này.

“Quân đội Liên bang Nga cần nhiên liệu, trong khi nền kinh tế của họ phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt để tiếp tục tài trợ cho cuộc chiến”, nhà phân tích an ninh quốc tế Veronika Poniscjakova tại Đại học Portsmouth nhận định.

Theo báo cáo của BBC Liên bang Nga, quyết định của Ukraine vào đầu năm 2024 nhắm vào các cơ sở năng lượng của Liên bang Nga xuất phát một phần từ “sự thất vọng” trước tác động hạn chế mà các lệnh trừng phạt quốc tế gây ra đối với xuất khẩu dầu của Moskva.

Tuy nhiên, các chuyên gia được phỏng vấn bởi FRANCE 24 cảnh báo không nên đánh giá quá cao khả năng của Kiev trong việc vô hiệu hóa quân đội Liên bang Nga, lưu ý rằng các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái, dù nhiều đến đâu, cũng không thể khiến xe tăng của Moskva cạn nhiên liệu.

“Hơn 60% kho dầu và khí đốt của Liên bang Nga nằm ở phía bên kia dãy núi Ural, tại Siberia và Viễn Đông”, những khu vực ngoài tầm với của Ukraine, ông Aliyev cho biết. Chừng nào Liên bang Nga còn tàu hỏa, họ vẫn có thể vận chuyển nhiên liệu đến tiền tuyến và đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước.

Hơn nữa, các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái không đủ để phá hủy hoàn toàn các nhà máy lọc dầu và kho nhiên liệu. Khả năng phá hủy của chúng không thể sánh với các cuộc không kích quy mô lớn.

Dẫu vậy, các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái có thể buộc Liên bang Nga phải thực hiện các hoạt động sửa chữa tốn kém và mất nhiều thời gian, vốn càng trở nên phức tạp hơn bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Đài BBC chỉ ra rằng, “hầu hết các cơ sở bị nhắm mục tiêu sử dụng vật liệu nhập khẩu, và các lệnh trừng phạt quốc tế khiến việc tìm kiếm phụ tùng thay thế trở nên khó khăn”.

Tuần trước, trong một bài viết trên Telegram, chuyên gia năng lượng Liên bang Nga Kirill Rodionov cho biết sản lượng dầu và khí đốt của Liên bang Nga đã giảm trong năm 2024. Còn nhà phân tích an ninh quốc tế Poniscjakova đã trích dẫn các báo cáo về hoạt động sa thải hàng loạt tại tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom cho rằng “những dấu hiệu đó cho thấy nền kinh tế Liên bang Nga đang gặp khó khăn”.

Theo gợi ý của chuyên gia Hawn, việc tiếp tục gây tổn thất cho lĩnh vực quan trọng này là một phần trong “chiến lược dài hạn” của Kiev. Nhưng ở thời điểm hiện tại, giá trị biểu tượng của các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Liên bang Nga có lẽ quan trọng hơn.

Trong khi quân đội Ukraine đang ở thế bất lợi trên nhiều mặt trận, những cuộc tấn công táo bạo như vậy “cho thấy họ vẫn có khả năng giáng những đòn đau đớn vào Liên bang Nga”, ông Aliyev nhận định, nhấn mạnh sự quyết tâm của Kiev trong việc thể hiện sức mạnh trước khi ông Trump lên nắm quyền.

Nếu chính quyền mới tại Washington thúc đẩy việc kết thúc chiến tranh như dự đoán, khả năng tấn công sâu vào Nga của Kiev có thể trở thành một tài sản quan trọng trên bàn đàm phán.