Nhà làm phim Việt có thể tự bơi ra biển lớn nhưng vẫn cần sức gió từ khán giả quê nhà

Cập Nhật:2025-01-22 15:53    Lượt Xem:107

789club cổng game đổi thưởng

Làn sóng điện ảnh Việt: Tự bơi ra biển lớn nhưng cần sức gió từ khán giả quê nhà - Ảnh 1.

Từ trái qua: đạo diễn Phan Đăng Di, nhà văn Nguyễn Khắc Phan Vi, nhà phê bình Lê Hồng Lâm và host Ân Nguyễn - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Chiều 18-1, tọa đàm "Vietnamese new wave: Làn sóng mới của điện ảnh Việt đã đến?" diễn ra tại Dcine Bến Thành, TP.HCM.

Diễn giả gồm có: biên kịch, nhà văn Nguyễn Khắc Ngân Vi, nhà phê bình Lê Hồng Lâm, đạo diễn Phan Đăng Di.

Làn sóng mới của điện ảnh Việt Nam đã đến?

Hai năm trở lại đây, điện ảnh Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ khi ba phim của ba đạo diễn trẻ lần lượt góp mặt trong các hạng mục tranh giải tại ba liên hoan phim quốc tế hàng đầu thế giới và mang về những thành tựu đáng kể.

Bên trong vỏ kén vàng của đạo diễn Phạm Thiên Ân thắng giải Camera d'Or tại Liên hoan phim Cannes 2023.

Đầu năm 2024, phim của Phạm Ngọc Lân Cu li không bao giờ khóc thắng giải Phim đầu tay xuất sắc tại Liên hoan phim Berlin. Gần đây nhất, Mưa trên cánh bướm của Dương Diệu Linh giành hai giải lớn tại Liên hoan phim Venice.

Làn sóng mới của điện ảnh Việt: Đã đến hay vẫn chỉ là khởi đầu? - Ảnh 2.

Mưa trên cánh bướm đậm khai thác những câu chuyện về ngoại tình, gia đình mất kết nối và tâm tưởng phụ nữ - Ảnh: ĐPCC

Theo nhà phê bình Lê Hồng Lâm, phim Việt Nam gần đây đang kế thừa tinh thần mạo hiểm, vươn ra thế giới, thoát khỏi những cái cũ kỹ và tìm tiếng nói mới.

Bên trong vỏ kén vàng, Cu li không bao giờ khóc, Mưa trên cánh bướm là những điểm sáng của điện ảnh nghệ thuật Việt Nam trong nhiều năm qua.

Cả ba tác phẩm đều khơi gợi những cảm giác mơ hồ về tâm thức con người, đặt câu hỏi về mục đích tồn tại và hành trình làm người. Chúng đều chạm đến những chất liệu mang đậm bản sắc Việt Nam.

Tính dân tộc còn thể hiện rõ nét qua những phim hiện đại như Mai hay Lật mặt 7, phản ánh cuộc sống đương đại, gia đình và con người Việt Nam.

Làn sóng mới của điện ảnh Việt: Đã đến hay vẫn chỉ là khởi đầu? - Ảnh 3.

Mai của Trấn Thành vượt mốc doanh thu 500 tỉ đồng, đang là phim Việt ăn khách nhất mọi thời đại - Ảnh: ĐPCC

Thành công thương mại như phim của Trấn Thành hay Lý Hải, thu hút hàng triệu khán giả đến rạp cho thấy thị trường đang phát triển tích cực, dần xây dựng niềm tin vào phim Việt.

"Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa gọi đó là làn sóng mới. Đây chỉ được xem là cái lứa đầu của phim độc lập, dần dần tạo tiếng vang. Các phim đầu tay của các đạo diễn trẻ rất chững chạc, mang đậm màu sắc cá nhân, gợi mở cái gì đó về chân dung của Việt Nam qua phim ảnh.

Đó là lý do tại sao giới phê bình quốc tế hay những liên hoan phim bắt đầu chú ý đến họ và trao giải" - Lê Hồng Lâm nhận định.

Nhà làm phim Việt có thể tự bơi ra biển lớn nhưng vẫn cần sức gió từ khán giả quê nhà - Ảnh 4.

Nhà phê bình Lê Hồng Lâm kỳ vọng vào tài năng của các nhà làm phim thuộc Gen Z - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

"Tuy nhiên, để phim độc lập Việt Nam thoát khỏi tình trạng ế vé, các đạo diễn cần cân bằng giữa nghệ thuật và sự tiếp cận đại chúng, học hỏi từ những thành công như Parasite của Hàn Quốc.

Tôi hy vọng thế hệ trẻ, đặc biệt Gen Z, sẽ mạnh mẽ hơn trong việc kết nối với khán giả và giúp điện ảnh độc lập Việt Nam phát triển vững vàng trong tương lai" - Lê Hồng Lâm nói.

Cơ hội nào để tạo nên làn sóng mới của điện ảnh Việt?

Nhà văn Nguyễn Khắc Ngân Vi cho biết ở phương Tây, họ luôn tìm tòi những điều mới mẻ và sự đổi mới đó thường gắn liền với triết học mà họ theo đuổi.

Tuy nhiên, khi nhìn vào điện ảnh Đài Loan lại có những đặc điểm khác biệt. So với thập niên 80, bối cảnh kinh tế, chính trị đã thay đổi phần nào, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ hơn.

Làn sóng mới của điện ảnh Việt: Đã đến hay vẫn chỉ là khởi đầu? - Ảnh 5.

Nhà văn Nguyễn Khắc Ngân Vi cho rằng chưa có làn sóng mới của điện ảnh Việt Nam - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Đồng thời, cũng có động lực lớn từ chính sách hỗ trợ thúc đẩy các nhà làm phim ở Đài Loan tự do thể hiện tiếng nói cá nhân. Tương tự Hàn Quốc cũng bộc lộ điều này rõ nét ở những năm 90.

Đạo diễn Phan Đăng Di cho rằng để tạo nên làn sóng mới không chỉ xuất phát từ khát khao của nhà làm phim mà còn phụ thuộc vào thị hiếu khán giả, chính sách nhà nước, nguồn nhân lực...

Làn sóng mới của điện ảnh Việt: Đã đến hay vẫn chỉ là khởi đầu? - Ảnh 6.

Đạo diễn Phan Đăng Di cho rằng để tạo nên làn sóng mới, cần có sự hỗ trợ của rất nhiều nguồn lực - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

"Khi tôi nhìn vào lượng người xem của Bên trong vỏ kén vàng, Cu li không bao giờ khóc và Mưa trên cánh bướm, hầu như không có phim nào quá nửa tỉ đồng. Đa phần họ đều tự bơi mà không có lực đẩy nào ở đằng sau. Làn sóng không tự đến, nó phải là câu chuyện chung của mọi người" - anh nói.

Các diễn giả còn nêu ví dụ như đạo diễn Giả Chương Kha. Ông được xem là một trong những đại diện tiêu biểu của thế hệ các nhà làm phim thứ sáu ở Trung Quốc.

Thành công vang dội trên trường quốc tế, các buổi giảng dạy ở Học viện Điện ảnh Bắc Kinh luôn luôn mời Giả Chương Kha, thậm chí có những nhà làm chính trị còn mời ông trò chuyện về văn hóa.

Có thể nói, một bộ phim có thể là ngọn lửa, nhưng để thắp sáng cả một làn sóng, cần có nguồn nhiên liệu mạnh mẽ hơn - đó là sự quan tâm, đồng lòng và chia sẻ của toàn xã hội.