'Cha đẻ' Facebook bỏ kiểm duyệt thông tin, vẫn có cách dạy trẻ tiếp cận mạng lành mạnh

Cập Nhật:2025-01-22 15:45    Lượt Xem:59

789club apk

Meta bỏ tính năng kiểm duyệt thông tin, dạy trẻ dùng sao cho an toàn? - Ảnh 1.

Dạy trẻ em cách phân loại những gì chúng nên và không nên tin tưởng trên mạng xã hội trở nên quan trọng hơn - Ảnh: Reuters

Quyết định này khiến việc dạy trẻ em cách phân loại những gì chúng nên và không nên tin tưởng trên mạng xã hội trở nên quan trọng hơn. Phụ huynh cũng có thể tận dụng cơ hội này để trò chuyện với con, dạy trẻ không chia sẻ hoặc hành động theo những thông tin chúng thấy trên mạng mà chưa kiểm chứng.

Đọc tin tức chứ không "cự tuyệt" tin tức 

Để xác định một bài đăng trên mạng xã hội có chính xác hay không, hãy ưu tiên sử dụng phương tiện truyền thông chính thống.

"Hãy xem liệu các phương tiện truyền thông đáng tin cậy và chính thống có đưa tin về chủ đề này hay không", James P. Steyer, người sáng lập và giám đốc điều hành của Common Sense Media, một tổ chức phi lợi nhuận giúp phụ huynh và giáo viên trang bị kỹ năng tư duy phản biện cho trẻ em, cho biết.

"Nếu không thấy, cũng chưa chắc là thông tin trên mạng xã hội không đúng, nhưng điều đó có nghĩa là trẻ nên tìm hiểu kỹ hơn".

Meta - 'cha đẻ' của Facebook - bỏ kiểm duyệt thông tin, dạy trẻ dùng sao cho an toàn? - Ảnh 2.Phụ huynh Việt quanh năm lên mạng tìm kiếm 'kỹ năng sống cho học sinh tiểu học', vì sao?ĐỌC NGAY

Để học cách hiểu thông tin truyền thông, phụ huynh nên khuyến khích trẻ em đọc nhiều tin tức hơn, chứ không phải đọc ít đi, tiến sĩ Jingsi Christina Wu, phó giáo sư nghiên cứu truyền thông tại Đại học Hofstra (New York, Mỹ) nói.

Bạn có thể đọc hoặc xem tin tức cùng con, và sau đó cùng thảo luận. Wu nói rằng càng tiếp cận nhiều tin tức, trẻ em càng có khả năng nhận thức để giải thích thông tin đó.

Khi đánh giá các bài đăng, Steyer cho biết trẻ em cũng nên được dạy cách xem xét ai là người tạo ra nội dung, liệu họ có đáng tin hay không, động lực của họ có thể là gì và ai có thể được hưởng lợi hoặc bị tổn hại từ đó.

Cụ thể, Wu nói, trẻ em nên hiểu rằng "những KOL mà trẻ yêu thích không phải là chuyên gia" để cung cấp các thông tin mang tính chính thống hay chuẩn xác. Tương tự, trẻ em và phụ huynh không nên nghiễm nhiên cho rằng một thông tin là sự thật chỉ vì có nhiều lượt xem, lượt thích hoặc chia sẻ.

"Sự lan truyền không đồng nghĩa với sự thật", Wu cảnh báo. Thực tế, cô nói, "tin giả lan truyền nhanh hơn nhờ tận dụng bản năng chia sẻ các câu chuyện bất thường của con người".

Cẩn thận với các thuật toán

Tìm kiếm những lỗi nhỏ như chính tả và ngữ pháp là một cách khác để nhận diện các bài đăng không đáng tin cậy, Wu nói. Cô cũng gợi ý khuyến khích trẻ em nhìn vào các chi tiết trong hình ảnh và video. Ví dụ, một bàn tay trông không bình thường là dấu hiệu cho thấy ảnh được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo.

Trẻ em cũng nên cẩn thận với những nội dung kích động cảm xúc mạnh mẽ, Steyer nói. "Thông tin sai lệch được tạo ra để khiến mọi người phản ứng cực đoan".

Trẻ em nên được dạy không bị cuốn vào nội dung không chính xác hoặc cực đoan. Các thuật toán được thiết kế để hiển thị những nội dung người dùng thích. Càng xem hoặc tương tác với những loại bài đăng cụ thể, người dùng càng có khả năng nhận được nhiều nội dung tương tự. Trẻ em cần biết rằng khi chúng tiêu thụ nội dung, những người sáng tạo thường kiếm tiền và quảng cáo từ đó.

Các bậc phụ huynh có thể cùng con xem các nội dung lành mạnh mà trẻ quan tâm. Sau đó, ngay cả khi phụ huynh không có mặt, các thuật toán có khả năng sẽ cung cấp cho trẻ những bài đăng tương tự, giúp trẻ an toàn hơn.

Trò chuyện cởi mở với con cái

Wu cho biết phụ huynh nên khuyến khích con cái trò chuyện và chia sẻ mỗi khi trẻ không chắc chắn liệu nội dung có chính xác hay không. Ngay cả khi nghi ngờ rằng đó là tin giả, phụ huynh cũng cần học cách "chậm lại một nhịp", không nên vội vàng bác bỏ hay phán xét trẻ.

"Trẻ em có thể cảm thấy bị phán xét hoặc bỏ mặc nếu phụ huynh trêu đùa hoặc vội vàng bác bỏ tất cả các nội dung trực tuyến là giả, hoặc không đáng tin cậy", cô cảnh báo. Thay vào đó, cô gợi ý phụ huynh nên cùng con cái kiểm tra thông tin, qua đó dạy trẻ kỹ năng.

"Cách tiếp cận này giữ cho cuộc đối thoại luôn cởi mở và cho trẻ em thấy rằng việc học không bao giờ kết thúc, khả năng tiêu thụ thông tin trên truyền thông cần được rèn luyện".