Công ty có mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam: Lãi đột biến, cổ phiếu tăng cao, vốn hóa gần 1,2 tỉ USD

Cập Nhật:2025-01-22 16:16    Lượt Xem:125

789club win

Cổ phiếu công ty có mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam: Thị giá tăng sốc, vốn hóa vọt lên tỉ USD - Ảnh 1.

Dù thị giá KSV tăng mạnh nhưng với cơ cấu cổ đông cô đặc (TKV nắm hơn 98% vốn), không có nhiều nhà đầu tư cá nhân hưởng lợi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17-1, thị giá cổ phiếu KSV của Tổng công ty khoáng sản TKV (Vimico) tiếp tục tăng 5% lên sát mốc 150.000 đồng.

Mức tăng kéo dài, bền bỉ đã đưa thị giá KSV tăng gần 210% sau 3 tháng và gần 450% sau một năm.

Tại thời điểm tháng 11-2024, nhà đầu tư vẫn giao dịch mỗi cổ phiếu KSV ở mức 49.000 đồng, nhưng chỉ sau một quý, thị giá vọt lên 149.500 đồng. Đây cũng là mức giá kỷ lục của cổ phiếu KSV từ khi lên sàn.

Với thị giá hiện tại, vốn hóa thị trường của Tổng công ty khoáng sản TKV đạt gần 30.000 tỉ đồng (xấp xỉ 1,2 tỉ USD). Trước đó ở thời điểm cuối tháng 10 năm ngoái, vốn hóa của KSV chỉ hơn 9.700 tỉ đồng.

Theo báo cáo thường niên năm 2023, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) nắm tới 98,06% vốn KSV, tương ứng hơn 196,1 triệu cổ phiếu.

Do vậy dù thị giá tăng mạnh, song với cơ cấu cổ đông cô đặc như trên, sẽ không có nhiều nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán được hưởng lợi.

Doanh thuLợi nhuậnNăm 201639188.3Năm 20175404240Năm 20185688-43Năm 20196145174Năm 20206162204Năm 20217991958Năm 202212250194Năm 2023119111609 tháng năm 20249649787

Dữ liệu: BCTC, TTO

Còn về Vimico, công ty này đang sở hữu dự án khai thác chế biến quặng đất hiếm Đông Pao, Lai Châu với tổng mức đầu tư hơn 764 tỉ đồng. Với diện tích rộng hơn 132 ha, Đông Pao là mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam.

Theo báo cáo thường niên năm 2023 của KSV, dự án mỏ đất hiếm này đang giao cho Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu - Vimico làm chủ đầu tư.

"Do khó khăn về công nghệ, thị trường, thu xếp vốn và một số vướng mắc khác nên dự án đang được điều chỉnh, tìm kiếm đối tác", báo cáo của KSV cho hay.

Cũng theo KSV, ở giai đoạn cuối năm 2023, công ty vẫn đang báo cáo các cấp thẩm quyền tháo gỡ khó khăn và đang tích cực làm việc với các cơ quan chức năng, đối tác đầu tư để triển khai thực hiện, điều chỉnh dự án…

Ngoài mỏ đất hiếm Đông Pao, KSV cũng nắm nhiều dự án khai thác khoáng sản khác như: dự án đầu tư khai thác mỏ đồng vi kẽm Bát Xát - Lào Cai; dự án khai thác lộ thiên mỏ sắt Làng Vinh, Làng Cọ (Lào Cai); dự án mỏ tuyển đồng Sin Quyền (Lào Cai)…

Công ty sở hữu mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam, khai thác chế biến vàng kinh doanh ra sao?

Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính quý 3-2024 của KSV ghi nhận doanh thu đạt 9.614 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng gần 9% so với cùng kỳ.

Điểm tích cực là giá vốn hàng bán giảm mạnh, lợi nhuận gộp của KSV vì vậy tăng gần 2,3 lần, lên mức 1.800 tỉ đồng.

Bất chấp các loại chi phí như bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế của KSV sau 9 tháng năm 2024 vẫn đạt 787 tỉ đồng, tăng gấp 6 lần cùng kỳ 2023.

Trước đó, ở giai đoạn 2019-2023, doanh thu của Khoáng sản TKV tăng từ mức 5.688 tỉ đồng (2019) lên gần 12.000 tỉ đồng (năm 2023).

Lợi nhuận sau thuế của KSV trong giai đoạn nêu trên cũng lên - xuống khá thất thường. Như năm 2019 còn lỗ 43 tỉ đồng, nhưng đến năm 2021 lãi đột biến với 958 tỉ đồng. Còn lại, lợi nhuận thường dao động ở mức 200 - 300 tỉ đồng.

Báo cáo từ doanh nghiệp cũng cho biết, năm 2023, khai thác và sản xuất được hơn 962kg vàng thỏi, 1.744kg bạc thỏi, hơn 206.552 tấn phôi thép, 4.900 tấn tinh quặng chì…