Giải mã 'kỳ tích' xuất khẩu công nghệ
777ph loginfilbet free 100
Công nhân làm việc trong một nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tại Khu công nghiệp Đông Mai (Quảng Ninh) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Nhưng đằng sau những con số ấn tượng là thực tế đáng lo ngại. Đó là 89% giá trị linh kiện phải nhập khẩu, doanh nghiệp Việt vắng bóng trong chuỗi giá trị, và các tỉnh có giá trị xuất khẩu cao lại không nằm trong top 10 về thu ngân sách.
Các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ Việt Nam trở thành "cứ điểm lắp ráp" và "bãi rác công nghệ" của thế giới nếu không sớm thay đổi chiến lược trong thu hút FDI với những tiêu chí khắt khe hơn về chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời là việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực, tham gia thực sự sâu vào các chuỗi công nghệ toàn cầu.
Trăn trở của người đứng đầuĐiều này đã được nhiều chuyên gia nêu ra, và mới đây nhất, Tổng Bí thư Tô Lâm khi phát biểu tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng đã cảnh báo về sự "ngộ nhận", là "tự huyễn hoặc", là "tự ru mình" khi ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện thì khu vực FDI xuất khẩu 100% giá trị điện thoại và linh kiện nhưng nhập khẩu đến 89% giá trị linh kiện này.
Theo Tổng Bí thư, sự đóng góp của khu vực FDI đối với việc nâng cao tiến bộ khoa học nội địa còn thấp khi trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ lạc hậu, khoảng 5% sử dụng công nghệ cao. Và ông cũng định hướng sắp tới phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn. Đừng để Việt Nam trở thành cứ điểm "lắp ráp - gia công", là bãi rác về công nghệ của thế giới, trong khi doanh nghiệp trong nước không học hỏi được gì.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định Tổng Bí thư đã nhìn nhận đúng thực trạng của thu hút đầu tư FDI hiện nay. Những kỷ lục về thu hút đầu tư FDI, đặc biệt đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ số liên tục lập kỷ lục với hàng loạt dự án tỉ USD đầu tư vào Việt Nam.
Tổng vốn đăng ký đầu tư FDI năm 2022 đạt 27,7 tỉ USD, năm 2023 đạt 36,6 tỉ USD, năm 2024 đạt 38,23 tỉ USD. Dự báo trong xu hướng dịch chuyển đầu tư FDI toàn cầu hiện nay, số vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong năm 2025 và những năm tới sẽ tiếp tục tăng lên.
Và sau các "đại bàng" công nghệ đời đầu như Intel, Microsoft, Samsung đầu tư vào Việt Nam, những năm gần đây đã xuất hiện liên tục các "đại bàng" công nghệ toàn cầu đầu tư vào thủ phủ công nghiệp phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng với hàng loạt dự án tỉ USD.
Như LG đầu tư vào Hải Phòng, Hana Micron đầu tư vào Bắc Giang, Công ty TNHH Amkor Technology Việt Nam đầu tư vào Bắc Ninh, NVIDIA đầu tư trung tâm R&D và trung tâm dữ liệu AI tại Hà Nội, Tập đoàn Foxconn đầu tư nhà máy tại Bắc Giang.
Nhờ sự xuất hiện của các tập đoàn công nghiệp công nghệ FDI toàn cầu tại Việt Nam, với những đại công xưởng sản xuất lắp ráp, mà giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh. Theo đó, giá trị xuất khẩu của các nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và các loại linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng vọt trong những năm gần đây.
Giá trị xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI trong 7 năm gần đây cũng cho thấy sự lấn át tuyệt đối so với khu vực doanh nghiệp trong nước, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI từ năm 2018 đến 2024 luôn chiếm trên 70% tổng giá trị xuất khẩu cả nước.
Công nhân làm việc tại công ty 100% vốn nước ngoài trong Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Doanh nghiệp Việt vẫn đứng ngoài chuỗi công nghệ caoÔng Nguyễn Văn Toàn - phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) - nhận định nếu không có đầu tư FDI thì không thể có hội nhập như bây giờ. Đầu tư FDI vừa hỗ trợ hội nhập, vừa là thành quả của hội nhập, qua đó kích thích Việt Nam thay đổi chính sách kinh tế theo hướng phù hợp hơn.
Ông Toàn nói: "Chúng ta không thể phủ nhận đóng góp của đầu tư FDI với sự phát triển kinh tế Việt Nam, nhưng đã đến giai đoạn phải thay đổi cách thức thu hút đầu tư FDI. Không thể cứ thấy nhà đầu tư công nghệ cao vào là tốt mà cần đặt vấn đề chúng ta được gì khi thu hút dự án đầu tư FDI công nghệ cao đó vào. Đây là vấn đề then chốt. Nhìn vào thành tích xuất khẩu FDI thời gian qua, họ xuất bao nhiêu nhập vào bấy nhiêu thì chúng ta cũng chẳng được gì mấy".
Vì vậy theo ông Toàn, điểm mấu chốt của thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam hiện nay là phải nâng giá trị gia tăng trong nước lên ngưỡng 10 - 15% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp FDI. Nếu làm được thì lợi ích từ thu hút đầu tư FDI sẽ gia tăng đáng kể.
Cùng quan điểm, TS Phạm Hùng Tiến, chuyên gia về đầu tư FDI, cho rằng cần nhìn vào thực tế là các tỉnh nằm trong thủ phủ đầu tư FDI phía Bắc như Bắc Ninh, qq mail register Bắc Giang, Phl777 Thái Nguyên đang có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn nhất nước. Điều này phần nào cho thấy phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, JILI 2024 login thậm chí là rất ít.
"Việt Nam cần quan tâm thu hút đầu tư FDI để phục vụ thị trường trong nước, 49jili slotR chứ không nên chạy theo các tập đoàn FDI chỉ hướng tới xuất khẩu. Nếu các doanh nghiệp FDI sản xuất phục vụ thị trường ngoài nước thì chúng ta rất khó thu được thuế. Họ đến Việt Nam chỉ để tận dụng nguồn lao động giá rẻ,jilislot khi hết lợi thế họ sẽ dời nhà máy đi chỗ khác", ông Tiến nêu vấn đề.
Công nhân làm việc tại nhà máy Hana Micron Vina tại tỉnh Bắc Giang - Ảnh: HÀ QUÂN
Làm gì để hưởng lợi nhiều hơn?Bàn về giải pháp thu hút đầu tư FDI hiệu quả trong thời gian tới, ông Toàn nhận định bối cảnh hiện nay là thời điểm thuận lợi để nâng giá trị gia tăng của đầu tư FDI. Muốn vậy, cần những tập đoàn Việt Nam đủ mạnh bắt tay, hợp tác với các tập đoàn FDI cùng tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng.
Thời gian qua, Samsung cũng muốn hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi sản xuất của họ nhưng doanh nghiệp nội không đủ sức tham gia. Doanh nghiệp Việt thiếu tiền, không có công nghệ, nguồn nhân lực kém, trong khi chính sách lại không đặt trọng tâm vào vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp Việt phải tham gia được vào chuỗi cung ứng FDI.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt vấn đề phải làm chính sách để doanh nghiệp nội địa tham gia được vào chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI là rất đúng. "Tiếp đó cần có tiền để mua công nghệ và phải bỏ tiền ra đào tạo nguồn nhân lực, đây là cách duy nhất để chúng ta đứng trên vai người khổng lồ", ông Toàn nhấn mạnh.
Còn theo ông Võ Xuân Hoài, phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC): "Để Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn từ các dự án đầu tư FDI vào Việt Nam, cần xây dựng một bộ tiêu chí về chọn lọc thu hút đầu tư FDI. Trong đó, có những tiêu chí về năng lực đổi mới sáng tạo, đóng góp về công nghệ cao, ràng buộc điều kiện khi nhà đầu tư phải đầu tư trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm R&D, cam kết chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp nội địa.
Cần có tiêu chí về số lượng doanh nghiệp Việt được tham gia chuỗi giá trị FDI, trở thành doanh nghiệp hỗ trợ cho họ. Hơn nữa, phải có tiêu chí về việc tăng đội ngũ quản lý là người Việt trong dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp FDI, từ đó giúp cán bộ và kỹ sư người Việt có thể tiếp cận được công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ".
"Hãy lấy ví dụ mô hình đầu tư trung tâm R&D của NVIDIA tại Việt Nam thời gian qua. Gần như 100% nhân viên, kỹ sư làm việc tại trung tâm là người Việt. Điều này rất thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, giúp chúng ta có thể nắm được công nghệ lõi, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước", ông Hoài nói thêm.
Tôi được báo cáo là Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động thông minh, đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính, đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính, đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm, đứng thứ 8 thế giới về thiết bị linh kiện điện tử.
Nhưng thử hỏi chúng ta đóng góp được bao nhiêu phần trăm giá trị trong đó?
Hay là mình đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công cho nước ngoài?... Tôi cứ tự hỏi đây liệu có phải là "ngộ nhận", là "tự huyễn hoặc", là "tự ru mình" không?".
Tổng Bí thư Tô Lâm đặt vấn đề tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số ngày 15-1
Nhìn từ câu chuyện của ThacoThaco, doanh nghiệp ô tô hàng đầu Việt Nam do tỉ phú Trần Bá Dương làm chủ tịch HĐQT, đã và đang tạo dựng dấu ấn mạnh mẽ trong chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu. Một trong những thành công đáng chú ý của Thaco là việc cung cấp linh kiện phụ tùng cho các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới như Hyundai, Ford, Toyota và Isuzu. Trong năm 2024, doanh thu của Thaco từ lĩnh vực này đã đạt 13 triệu USD, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2025.
Mới đây trong một hội nghị, ông Trần Bá Dương đã chia sẻ về chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là vai trò quan trọng của lĩnh vực cơ khí, trong việc thúc đẩy nền công nghiệp Việt Nam.
Ông Dương nhấn mạnh rằng dù các ngành như bán dẫn hay công nghệ mới đang được chú trọng, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian. Trong khi đó, ngành cơ khí có sự lan tỏa sâu rộng và đóng vai trò động lực cho sự phát triển chung.
Ông Dương cũng cho biết các tập đoàn quốc tế lớn hiện nay đang chuyển hướng tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trong khi giao phó khâu sản xuất cho các OEM (Original Equipment Manufacturer) tại nhiều quốc gia khác nhau. Mô hình này giúp tối ưu hóa nguồn lực và giảm chi phí, đồng thời tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện như Thaco.
Nhiều doanh nghiệp FDI hưởng lợi nhiều mà đóng góp quá ítÔng Nguyễn Văn Toàn cho hay vừa đi khảo sát một doanh nghiệp FDI công nghệ cao đầu tư ở phía Bắc. Họ có công nghệ hiện đại, được hưởng ưu đãi tối đa của Chính phủ, kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến 40 tỉ USD/năm.
Nhưng trong khi xuất khẩu hơn 20 tỉ USD thì cũng nhập khẩu gần 20 tỉ USD. Giá trị gia tăng tạo ra tại nhà máy ở Việt Nam chỉ khoảng 42 - 43 triệu USD (1.000 tỉ đồng), tương đương khoảng 0,2% giá trị xuất khẩu, một tỉ lệ quá thấp.
"Doanh nghiệp Việt chủ yếu chỉ cung cấp các dịch vụ hậu cần. Người lao động trong nước chủ yếu làm khâu giám sát, trông coi máy móc, thiết bị. Khâu nghiên cứu và phát triển, thiết kế người ta đặt ở nước ngoài. Chúng ta chỉ làm gia công giản đơn, trong khi doanh nghiệp FDI lại được hưởng nhiều ưu đãi với doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao, tận dụng được lợi thế từ các FTA mà Việt Nam tham gia", ông Toàn chia sẻ.
Ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩuCông nhân dệt may làm việc tại TP Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hiện nay cả nước có khoảng 3.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực dệt may với tổng vốn hơn 37 tỉ USD. Dù chỉ chiếm 40% tổng số doanh nghiệp trong ngành, các doanh nghiệp FDI lại đóng góp tới 60% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Các doanh nghiệp FDI đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong , Trung Quốc đang dẫn đầu trong đầu tư vào dệt may Việt Nam.
Ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP.HCM (AGTEX), cho biết các doanh nghiệp FDI vượt trội nhờ thị trường ổn định, khả năng chủ động nguồn nguyên liệu, năng lực tài chính mạnh mẽ, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế rõ rệt.
Tuy nhiên, một thách thức lớn của ngành là sự phụ thuộc tới 70% vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc. Ông Hồng nhận định rằng sự thiếu chủ động này không chỉ làm giảm lợi thế cạnh tranh mà còn khiến ngành dễ tổn thương trước biến động toàn cầu.
Để giải quyết bài toán nguyên phụ liệu, các chuyên gia đề xuất Chính phủ cần có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích sản xuất trong nước. Một giải pháp quan trọng là xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, tạo điều kiện kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất nội địa, giảm phụ thuộc nhập khẩu và thúc đẩy chuỗi cung ứng trong nước.
Ông Phạm Quang Anh, sáng lập Công ty may mặc Dony, cho biết các doanh nghiệp nội địa Việt Nam hiện hoạt động song song trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong khi đó, doanh nghiệp FDI thường tập trung vào sản xuất xuất khẩu, ít khi bán sản phẩm tại Việt Nam. "Hầu hết các khâu phát triển và bán hàng của doanh nghiệp FDI được kiểm soát bởi công ty mẹ toàn cầu, tạo lợi thế cạnh tranh lớn nhờ nguồn vốn, năng lực và thị trường mà doanh nghiệp nội địa khó sánh kịp", ông Quang Anh chia sẻ.
Ông nhận định ngành dệt may Việt Nam chủ yếu vẫn làm gia công, nhưng lợi thế chi phí lao động giá rẻ đang giảm dần. Tuy vậy Việt Nam vẫn giữ được sức hút nhờ vị trí địa lý thuận lợi, môi trường công nghiệp ổn định và chất lượng gia công cao. Dù giá nhân công cao hơn, Việt Nam vẫn nhận được nhiều đơn hàng nhờ uy tín và sự ổn định, điều mà các nước như Bangladesh hay Ấn Độ còn thiếu.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng đến năm 2030 nếu không nhanh chóng chuyển đổi, ngành dệt may Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức lớn. Sau năm 2030, sự phát triển của các quốc gia khác và đổi mới công nghệ sẽ tác động mạnh đến ngành này tại Việt Nam. Chuyển đổi mô hình kinh doanh sang hướng công nghệ cao sẽ là yếu tố quyết định để ngành dệt may phát triển bền vững.
Cần trợ lực để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứngTrao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Lê Mai Hữu Lâm, tổng giám đốc Công ty CP thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi, chia sẻ công ty của ông đã thành công trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, cung cấp thiết bị cho các tập đoàn lớn như Toshiba, Jesco Asia và Comin Asia.
Ông Lâm chỉ ra những điểm yếu của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất và máy móc còn kém so với các nước trong khu vực... Điều này khiến các doanh nghiệp khó cạnh tranh về giá.
Để khắc phục, ông đề xuất doanh nghiệp cần tập trung vào các lợi thế như chất lượng sản phẩm, uy tín giao hàng và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời
ông kiến nghị cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ về đất đai, lãi suất ưu đãi và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Ông Nguyễn Quốc Anh - giám đốc Công ty TNHH cao su Đức Minh - cho biết doanh nghiệp của ông đã thành công trong việc trở thành nhà cung ứng cho các công ty sản xuất điện gia dụng Hàn Quốc, với các sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Ông Anh chỉ ra rằng yếu tố chi phí cạnh tranh vẫn là điểm then chốt quyết định sự thành công.
Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi và đầu tư vào máy móc phù hợp nhằm đảm bảo cả chất lượng sản phẩm lẫn giá thành cạnh tranh. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất cao su, doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu trong nước nên có điều kiện thuận lợi để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý.
Trang Trước:CP 55,940
Trang Sau:Không còn nữa