Thể chế hóa Nghị quyết 57 trong sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ

Cập Nhật:2025-01-21 14:51    Lượt Xem:158

Chú thích ảnh

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại cuộc họp.

Cũng theo Phó Thủ tướng, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết này được Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt vào sáng nay, với nhiều nhiệm vụ, giải pháp, tác động đến toàn hệ thống chính trị. Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, khoa học công nghệ là động lực, công cụ để chúng ta đạt được các mục tiêu đến năm 2030 – 2045. Đây cũng là phương thức giúp chúng ta chuyển đổi phương thức sản xuất, phương thức quản trị quốc gia trong thời gian tới để phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ta vươn lên trong kỷ nguyên mới. 

Để nhanh chóng thực hiện Nghị quyết 57, việc xây dựng luật là khâu đột phá. Một trong những nhiệm vụ xác định trong Nghị quyết 57 là tháo gỡ những vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các nhiệm vụ hoàn thiện thể chế cũng được xác định rõ trong Nghị quyết 57. 

Nêu một số nội dung chính trong Nghị quyết 57 cần vận dụng, thể chế hóa trong sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ, Phó Thủ tướng cho biết, việc đầu tiên là khẩn trương sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật khoa học công nghệ, đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, ngân sách nhà nước, tài sản công, thuế… để tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng nguồn lực, khuyến khích và đột phá về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, trong đó có cả phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cải cách phương thức quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp với từng loại hình nghiên cứu, cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học, công nghệ.

Thứ hai, có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, thậm chí cho phép thí điểm đối với những vấn đề mà thực tiễn mới đặt ra, chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo. 

Thứ ba là phải có cơ chế thí điểm các doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của nhà nước; có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới có thể gây thiệt hại về kinh tế do các nguyên nhân khách quan. Hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp, sáng tạo, ươm tạo công nghệ và chuyển đổi số. 

Điểm thứ tư trong Nghị quyết 57 cần quán triệt, vận dụng được Phó Thủ tướng nhắc đến là thống nhất nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học,789club win công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển các viện nghiên cứu các trường đại học để trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo. Đầu tư nâng cấp các cơ sở, viện nghiên cứu, viện hàn lâm khoa học công nghệ, gắn kết giữa ba nhà: Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao hiệu quả các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, giải thể các đơn vị không hiệu quả. Điều này cũng liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18. Đi đôi với việc giảm đầu mối là rà soát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và cắt giảm những bộ phận, cơ quan, tổ chức không còn hiệu quả. 

Năm là có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập hoạt động hiệu quả, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, cán bộ, tài chính, chuyên môn, sử dụng ngân sách nhà nước thuê chuyên gia, sử dụng tài sản hữu hình và trí tuệ, liên kết hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu, nhà trường với doanh nghiệp. Có cơ chế cho phép khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học thành lập và tham gia điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu. 

Chú thích ảnh

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) lần thứ hai.

Sáu là thu hút, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; ngân sách chi cho nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ ưu tiên thực hiện theo cơ chế quỹ và thông qua các quỹ phát triển khoa học, công nghệ. Cơ cấu lại nguồn ngân sách chi sự nghiệp khoa học và công nghệ bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. 

Bảy là có cơ chế khuyến khích mua sắm công đối với các sản phẩm hàng hóa là kết quả nghiên cứu khoa học do các doanh nghiệp trong nước tạo ra, có cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, tiếp cận, mua các bí mật công nghệ, học hỏi các công nghệ tiên tiến của các nước. 

Yêu cầu dự án Luật “phải có nội dung về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số”, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ chủ động phối hợp với các bộ, ngành rà soát các quy định, cập nhật các nội dung mới theo tinh thần Nghị quyết 57; phát triển thị trường khoa học công nghệ.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đã báo cáo tiến độ và nội dung chính của dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo đã trao đổi, đề xuất nhiều nội dung liên quan đến cơ chế đặt hàng, cơ chế giải ngân, cơ chế khuyến khích mua sắm công…, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và đưa khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo thực sự đột phá giúp đất nước phát triển nhanh, bền vững thời gian tới.